Hầu hết khi nhắc về “ô nhiễm” mọi người đều nghĩ về ô nhiễm như là đám sương mù bên ngoài trời khi mà mức độ ô nhiễm lên cao. Hầu như mọi người đều biết rằng ô nhiễm bên ngoài có thể gây hại cho sức khỏe, và chúng ta vẫn luôn tự cảnh báo nhau rằng hãy bảo vệ bản thân an toàn, tránh xa những tác nhân ô nhiễm khi đi ra đường. Nhưng không mấy ai nhận thức rằng ô nhiễm không khí trong nhà cũng có thể ảnh hưởng đến họ.
Có bao giờ bạn tự hỏi, khoảng thời gian bạn sống ở trong nhà là bao lâu? Bạn có nghĩ rằng đó là khoảng nửa ngày hoặc ít hơn một chút? Bây giờ hãy suy nghĩ về nó một cách cẩn thận hơn. Tính luôn tất cả thời gian mà bạn ở trong nhà, văn phòng làm việc, trường học, trong khu mua sắm hoặc nhà hàng ăn uống. Chúng ta thật sự sống khoảng 90% thời gian bên trong nhà, cho nên không khí bên trong là rất quan trọng cho sức khỏe của chúng ta.
Và những ảnh hưởng tức thì của bầu không khí kém chất lượng bao gồm đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kích ứng mắt, dị ứng mũi và đau họng và nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến hệ lụy liên quan đến các bệnh phổi.
Mục đích bài viết này là mô tả các nguồn chính gây ô nhiễm không khí trong nhà và những gì chúng ta có thể làm để giảm nguy cơ bệnh do hiện tượng ô nhiễm này.
Đâu là nguyên nhân?
1. Chất hữu cơ dễ bay hơi
Ô nhiễm không khí trong nhà có thể đến từ nhiều nơi, trong đó có thể kể đến thủ phạm đứng đầu danh sách là các chất hữu cơ dễ bay hơi (hay còn được gọi là VOCs – Volatile Organic Compound), được tìm thấy trong các vật dụng văn phòng hàng ngày như khăn giấy, mực in, chất tẩy rửa cửa sổ, bút dạ khô…
2. Khói thuốc lá:
Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất. Trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc, chia ra làm 4 nhóm chính: Nicotine, Monoxit carbon (khí CO), các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá,các chất gây ung thư. Khói thuốc lá tồn tại trong môi trường sẽ kích thích mũi và họng, làm các triệu chứng hen suyễn trở nên nặng hơn, tăng nguy cơ bị các triệu chứng phổi như ho, giảm chức năng phổi và nặng hơn là ung thư phổi.
3. Các hệ thống nấu nướng và sưởi ấm không thông khí:
Các bếp lò, lò sưởi, khu đốt lửa v.v… khi vận hành sẽ sinh ra các hạt bụi (bụi và chất dơ trong không khí) đồng thời sinh ra các loại khí độc hại khác như CO, N2, oxit, … tồn tại trong môi trường, gây hại đến sức khỏe con người.
4. Hóa chất gia dụng:
Sơn, dầu, hóa chất dùng để lau chùi, hóa chất diệt côn trùng, diệt nấm, cỏ dại v.v… đó chính là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, gây độc hại cho môi trường không khí trong nhà, tòa nhà của bạn.
5. Làm ẩm và làm mát
Máy móc, hệ thống làm mát không khí nếu không được thay nước thường xuyên, định kỳ sẽ dễ dàng sinh ra các loại siêu vi và vi trùng góp phần làm ô nhiễm không khí trong nhà.
6. Bộ vải giường và đồ nội thất:
Nệm, gối, thảm, nội thất bọc da nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ luôn tồn tại lượng lớn những mạt bụi.
7. Thiệt hại do ẩm, sự ẩm ướt:
Sự ẩm ướt do rò rỉ nước sẽ dễ dàng sinh ra nấm mốc gây hại cho sức khỏe con người.
8. Vật liệu xây dựng:
Các loại vật liệu xây dựng như vật liệu lợp nóc, sàn, cách nhiệt, xi măng, keo, ván ép, v.v… đều là nguy cơ gây nên ô nhiễm không khí trong nhà với các chất độc hại, phát thải có thể sinh ra trong quá trình thi công, sử dụng như: Amiăng, sợi composite, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và bán bay hơi (VOC và S-VOC), bao gồm cả formaldehyde.
9. Thú nuôi trong nhà (chó, mèo, chim):
Lông rơi rụng từ thú nuôi trở thành tác nhân gây ô nhiễm không khí trong không gian nhà bạn bởi độ nhẹ, nhỏ, mảnh và dễ di chuyển trong không khí của lông thú.
10. Không khí bên ngoài bị ô nhiễm
Ô nhiễm không khí xâm nhập từ bên ngoài cũng là tác nhân nguy hại đáng kể đến làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà.
Giờ thì bạn nghĩ sao khi đến 90% trong 1 ngày bạn hít thở bầu không khí tiềm ẩn những nguy cơ bị ô nhiễm cao đến vậy. Chắc hẳn, ô nhiễm không khí bên ngoài không còn là mối bận tâm duy nhất của bạn tại thời điểm này đúng không nào. Hãy tưởng tượng bạn đang phải ngồi hàng giờ liền dưới ánh sáng nhân tạo tại văn phòng, hít thở bầu không khí tái tạo lại và cảm thấy hanh khô vô cùng phả ra từ những chiếc điều hòa. Chứng đau đầu lại âm ỉ và bạn không thể dừng lại việc dụi đôi mắt khô. Mọi thứ trở nên tệ hại hơn khi bạn chắc rằng cơn cảm lạnh đã tạm biệt tuần trước bỗng tìm đường quay lại với bạn lần nữa.
Đâu sẽ là giải pháp cho bạn?
Giải pháp giúp cải thiện không khí trong nhà trở nên trong lành hơn: Tùy vào khả năng tài chính và các không gian môi trường khác nhau mà bạn sẽ có những lựa chọn thích hợp cho gia đình, doanh nghiệp, tòa nhà của mình:
1. Không cho phép hút thuốc trong nhà.
2. Đảm bảo nhà của bạn được thông thoáng khí tốt. Mở cửa thông gió nhà của bạn trong vòng 5-10 phút vài lần trong ngày, đặc biệt là trong và sau khi nấu ăn, và sau khi tắm.
3. Đảm bảo rằng máy móc, hệ thống làm mát không khí của bạn luôn được kiểm tra định kỳ, thay nước thường xuyên và hoạt động ổn định.
4. Trường hợp có than đá, gỗ hoặc lò sưởi, hãy chắc chắn rằng ống khói được làm sạch và kiểm tra kỹ. Chỉ đốt cháy gỗ khô và không có tẩm hóa chất. Đừng đốt rác hoặc bao bì vì nó có thể dẫn đến sự hình thành các chất độc hại.
5. Phòng ngừa rò rĩ nước và làm giảm mức độ ẩm mốc trong không gian sống.
6. Sử dụng vật liệu xây dựng và đồ nội thất với mức phát thải thấp. Hãy tìm các sản phẩm và vật liệu có mang nhãn “Ecolabel” của châu Âu hoặc bất kỳ nhãn hiệu nào khác đã được phê duyệt rằng các sản phẩm tốt cho môi trường và ít gây ô nhiễm và phát thải.
7. Cài đặt báo động cho khói và khí carbon monoxide.
8. Hãy cẩn thận khi sử dụng hóa chất trong các hộ gia đình, như chất tẩy rửa, chất làm sạch, làm mát không khí, vv,… hóa chất thải ra không khí. Luôn thông gió tốt sau khi sử dụng.
9. Trang bị hệ thống lọc khí chuyên dụng cho gia đình, tòa nhà văn phòng, cơ sở sản xuất v.v… như một giải pháp chủ động đem lại bầu không khí trong sạch hơn cho bạn.
Bạn có thể tìm đến những đơn vị uy tín lâu năm trong nghề như Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất Lọc Khí Việt (VAF) với hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lọc khí công nghiệp và thiết bị phòng sạch với các sản phẩm lọc thô VAF, lọc tinh VAF, lọc HEPA VAF
Lọc Khí Việt đã liên tục phát triển về quy mô, công nghệ, và quy trình sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu lọc khí của khách hàng. Đến nay, VAF đã đạt được & tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường lọc khí công nghiệp và thiết bị phòng sạch tại Việt Nam với năng suất nhà máy đạt trên 2.000.000 sản phẩm/ năm.
Liên hệ ngay đến Hotline: 1900 8949 để được chúng tôi tư vấn các giải pháp dành cho bạn.
Comments