Thay Đổi Tiêu Chuẩn Lọc Từ EN779:2012 Sang ISO 16890
Cùng với sự phát triển của các công nghệ mới thì các tiêu chuẩn cũ cũng dần trở nên không còn phù hợp. Và trong ngành công nghiệp sản xuất lọc khí cũng vậy. Sự thay đổi trong yêu cầu kiểm soát không khí sạch và sự ra đời của các sản phẩm thế hệ mới đặt ra yêu cầu về những quy chuẩn mới phù hợp hơn. Đó chính là lý do mà Tiêu chuẩn ISO 16890 ra đời, dần thay thế cho tiêu chuẩn EN 779.
1. Tiêu chuẩn EN 779:2012
EN 779 được xem là một trong những bộ Tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới. EN 779 cung cấp một phương pháp thống nhất kiểm tra và phân loại các bộ lọc thông gió theo độ lọc hiệu quả. Lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1993, sửa đổi năm 2002 và đã được cập nhật thêm trong năm 2012.
Những quy chuẩn này được sử dụng để mô tả hiệu quả lọc và phân loại từ G1 đến F9. Hai tiêu chí được sử dụng để đánh giá là mức độ cản bụi trung bình và hiệu suất trung bình đối với bụi có đường kính 0,4 µm.
Tuy nhiên, với nhu cầu đo lường chất lượng không khí hiện tại do sự gia tăng của các yếu tố gây ô nhiễm, đặc biệt là bụi siêu mịn, thì tiêu chuẩn EN 779:2012 dần trở nên không còn phù hợp. Các chuyên gia tại ISO cho rằng cần đưa ra bộ tiêu chuẩn mới, phù hợp nhu cầu sử dụng thực tế, và thống nhất cách kiểm tra hệ thống lọc bụi, lọc khí phòng sạch.
Do đó, tiêu chuẩn ISO 16890 được ra đời và thay thế hoàn toàn tiêu chuẩn EN 779:2012 vào cuối tháng 6 năm 2018.
2. Tiêu chuẩn ISO 16890
ISO 16890 chính thức có hiệu lực vào cuối năm 2018, thay thế EN 779. Các nhà sản xuất lọc khí đã có 18 tháng để tìm hiểu và điều chỉnh theo bộ quy chuẩn mới này.
Theo ISO 16890, xem xét hiệu quả lọc không chỉ đối với các hạt có đường kính 0,4 μm mà phải xem xét toàn bộ dải phổ hạt. Cụ thể thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra phương thức miêu tả lọc khí có sử dụng các chỉ số đã được sử dụng trong lĩnh vực chất lượng không khí: hạt PM, Tương ứng xác định nồng độ không khí trong các hạt lỏng hoặc rắn có đường kính dưới 10; 2,5 và 1 μm. Theo đó, chúng ta sẽ có bốn phân nhóm:
Các chỉ số này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về sức khoẻ và độc tính. Giúp phân loại các hạt theo sự nguy hiểm của chúng:
Hạt có đường kính lớn hơn 10 μm sẽ bị giữ lại ở mũi và họng.
Các hạt có đường kính nhỏ hơn 10 μm (PM) có thể xâm nhập vào phế quản.
Các hạt có đường kính dưới 2,5 μm (PM có khả năng xâm nhập phổi.
Hạt có đường kính dưới 1 μm (PM) có thể xuyên qua lớp rào cản màng nhĩ.
3. Tại sao cần phải sử dụng ISO 16890
Như đã đề cập, EN 779 miêu tả lọc dựa trên hiệu suất lọc với hạt có kích thước 0,4μm. Trong khi đó tiêu chuẩn mới lại xem xét trên toàn bộ dải phổ hạt. Điều này đồng nghĩa là EN 779 cho phép người dùng so sánh giữa các lọc khí khác nhau. Tuy nhiên, nó lại khó thể đánh giá tác động của nó đối với chất lượng không khí.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng xem xét các loại bụi với đường kính khác nhau. Do kích thước cái hạt bụi khác nhau nên khả năng thâm nhập vào cơ thể con người cũng khác nhau. Như vậy, việc chia lọc khí theo dải phổ hạt sẽ cho chúng ta biết chiếc lọc có khả năng giữ được hạt bụi có đường kính nhỏ tới mức nào và hiệu suất sẽ là bao nhiêu.
Lợi ích cho người sử dụng - Mục tiêu hướng tới một tiêu chuẩn chung?
Việc áp dụng tiêu chuẩn mới này có thể làm cho việc hài hoà trên toàn thế giới phương pháp xác định hiệu quả của các bộ lọc. Có hai hệ thống tiêu chuẩn chiếm ưu thế trong lĩnh vực lọc khí:
Ở Châu Âu, phương pháp EN 779: 2012 chiếm ưu thế và được sử dụng nhiều
Ở Bắc Mỹ, phương pháp ASHRAE 52.2 chiếm ưu thế và được sử dụng nhiều.
Tại châu Á, hệ thống châu Âu và Mỹ cùng tồn tại.
Trong tương lai, tiêu chuẩn ISO mới sẽ được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng tiêu chuẩn này sẽ là tài liệu tham khảo trong tương lai tại Châu Âu vì nó đã được quyết định rằng nó sẽ thay thế cho EN779: 2012. Tương tự ở Châu Á cũng có nhiều cơ hội để chúng trở thành chuẩn mực.
Comments